NHỚ LẠI GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ SUY TƯ
VỀ KẾT QUẢ QUỐC HỘI THÔNG QUA
Khi ở phường tôi tổ chức lấy ý kiến sửa đổi Hiến Pháp, tôi đã có ý kiến muốn góp ý sửa đổi Hiến pháp thì phải hiểu thế nào là XHCN, nhưng từ hàng chục năm nay tôi hỏi giảng viên chính trị của rất nhiều trường không ai trả lời được, thậm trí cả học viện chính trị quốc gia lẫn hội đồng lý luận của Đảng, tôi tin rằng cũng không ai trả lời được.
Theo tôi việc đưa ra toàn dân đóng góp ý kiến sửa đổi HP trong một thời gian ngắn tưởng rằng đây là sự tiến bộ đổi mới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền, nhưng tôi tin đây chỉ là hình thức để đạt mục đích mị dân. Song để thực hiện trách nhiệm của một người công dân, tôi xin có mấy ý kiến cụ thể như sau :
Ủy ban sửa đổi HP là do nhà cầm quyền chọn ra, ND sửa đổi thì họ làm theo ý của nhà cầm quyền làm sao họ nghe góp ý của dân được. Mặc dù việc góp ý mang tính hình thức nhưng tôi cũng góp ý là bỏ Điều 4 của HP, sửa lại luật đất đai, sửa lại ND, các lực lương vũ trang tuyệt đối trung thành với Tổ quốc với nhân dân sau đó mới đến Đảng. Sửa đổi tất cả những ND có liên quan đến việc cản trở, hạn chế thực thi quyền con người. Còn để ND sửa đổi Hiến pháp như UB sửa đổi của nhà cầm quyền thì nếu tôi là Bí thư Thành ủy Hà nội tôi có thể đuổi bất cứ người dân nào có nhà ở khu đất đẹp nhất, có giá trị nhất thành phố ra khỏi nhà của họ nếu tôi muốn. Vì "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ". Anh cãi là nhà của anh được thôi chứ đất đâu của anh. Nhà của anh thì anh đập anh mang đi, tôi bồi thường cho anh ít tiền di chuyển nhà là quý lắm rồi, nếu anh không chịu di dời tôi dùng lực lượng vũ trang cưỡng chế, lực lượng vũ trang hiến pháp ghi phải "tuyệt đôi trung thành với Đảng” trước, chứ đâu trung thành với Dân trước. Anh không chịu im lặng, bức xúc đi khiếu kiện không cẩn thận tôi dùng lực lượng AN ghế quy chụp anh vào điều 88, anh liên kết với những ai muốn giúp anh đòi công lý tôi quy chụp vào điều 79, anh đứng một chỗ hô to tôi dùng CA trật tự quy chụp và bắt anh tội gây rối trật tự, anh nói thật cái vô đạo vô pháp luật ... của tôi thì bị quy chụp vào điều 258, anh vào tù thì ngồi đấy mà đòi công lý nhé.
Nếu ND ủy ban sửa đổi HP đưa ra không được thay đổi, mà tôi là nhà cầm quyền tôi xin nói thật : với Điều 4 của hiến pháp và cơ chế nhất lập tam quyền thì Đảng là tôi: Quốc hội là tôi, là " cái vườn cây cảnh của tôi", "là bộ máy dơ tay, ấn nút " của tôi: CA, viện kiểm sát, tòa án là công cụ của tôi đâu phải là của dân và khi dùng luật pháp không có lợi hoặc bất lợi cho tôi và phe cánh của tôi thì luật pháp chỉ là ở trên giấy. Mặt khác, nếu sửa đổi Hiên pháp vẫn giữ ND "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" thì vẫn giữ "các doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ", thì làm gì có môi trường kinh doanh bình đẳng.
Nếu cứ tiếp tục níu giữ những nội dung chứa đựng đặc quyền đặc lợi phi lý cho Đảng mà cụ thể cho người cầm quyền và hệ thống quyền lực thì sẽ còn nhiều vụ vinashin, vinalines, nợ xấu ... không những mất đất ở biên giới, mất biển đảo như đã mất mà còn mất tiếp cho đến khi đất nước này dân tộc này không còn khả năng trường tồn nữa. Dù thực tế chớ trêu là như vậy nhưng chắc chắn rằng nhà cầm quyền tổ chức lấy ý kiến sửa đổi hiên pháp tôi không tin họ có cái tâm sửa đổi theo hướng có lợi cho Nhân dân và Đất nước.
Bởi vì trong tư tưởng của người cầm quyền cũng như trong hiến pháp và các văn bản pháp lý đã thể hiện Đảng là trên hết chứ không phải Tổ quốc và Nhân dân. Quá trình "phấn đấu" của họ để đạt được các vị trí quyền lực diễn ra trong một môi trường kinh tế nửa dơi nửa chuột với một cơ chế độc tài toàn trị bao trùm lên cuộc sống xã hội mấy chục năm qua, thì các vị trí trọng trách trong xã hội chỉ hợp với hạng người biết vâng lời quy phục và làm lợi cho cấp trên để được "vinh thân phì gia", bất chấp cái hại cho dân cho nước.
Nếu thực sự họ có cái tâm, có lòng tự trọng, có nhân cách của một con người thì không phát triển, “ phấn đấu” theo hướng đó, không bao giờ họ muốn ngồi chứ chưa nói đến được ngồi vào cái ghế đặc quyền đặc lợi dơ dáy phi nhân ấy. Nên hầu hết xung quanh nhà cầm quyền cũng chỉ là những kẻ công cụ bất thiện chỉ biệt gật.
Với suy tư như vậy nên việc thông qua sửa đổi Hiến pháp của những người được gọi là "Đại biểu Quốc hội" đạt tỷ lệ 97% vừa qua tôi chỉ thấy trơ trẽn cho cái Quốc hội của Đảng, Hiến pháp của Đảng, thấy buồn cho sự bất hạnh của một dân tộc chứ không hề ngạc nhiên.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Vũ Mạnh Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét